Forum Đã Chuyễn Về http://haivip.info
Thông báo Forum Đã Chuyễn Về http://www.haivip.info
Forum Đã Chuyễn Về http://haivip.info
Thông báo Forum Đã Chuyễn Về http://www.haivip.info
Forum Đã Chuyễn Về http://haivip.info
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Forum Đã Chuyễn Về http://haivip.info

Forum Đã Chuyễn Về http://haivip.info
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Thông báo Forum Đã Chuyễn Về http://haivip.info
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Điều kiện và thủ tục gia hạn visa khi du học Nhật Bản
Con đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) EmptyFri Apr 06, 2018 4:26 pm by thienthannho

» Cách chi tiêu tiết kiệm khi đi du học Nhật Bản
Con đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) EmptyFri Apr 06, 2018 1:24 pm by thienthannho

» Auto phong thần sever Ngọc hư cung
Con đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) EmptySun Jan 28, 2018 8:21 pm by dongthienphuc

» Hướng dẩn cách định hồn và hồn chú game phong thần
Con đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) EmptySun Jan 28, 2018 8:20 pm by dongthienphuc

» Hướng dẩn nâng cấp Tu Chân game phong thần
Con đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) EmptySun Jan 28, 2018 8:18 pm by dongthienphuc

» Hướng dẩn cách hoán hồn trang bị game phong thần
Con đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) EmptySun Jan 28, 2018 8:16 pm by dongthienphuc

» Hướng dẩn làm nhiệm vụ tinh quân chi lực nhiệm vụ 62 tiên ma giới
Con đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) EmptySun Jan 28, 2018 8:14 pm by dongthienphuc

» Hướng dẩn nhiệm vụ Thần Mộc (Tiên Ma Giới)
Con đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) EmptySun Jan 28, 2018 8:13 pm by dongthienphuc

» Hướng Dẫn Nhiệm Vụ Phong Phú Sơn Hồn - Tiên Ma ( Động Thiên Phúc - Phong Thần 2013 )
Con đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) EmptySun Jan 28, 2018 8:11 pm by dongthienphuc

Top posters
PhầnMềmMới
Con đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Vote_lcapCon đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Voting_barCon đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Vote_rcap 
minhhuydn1
Con đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Vote_lcapCon đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Voting_barCon đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Vote_rcap 
Admin
Con đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Vote_lcapCon đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Voting_barCon đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Vote_rcap 
dongthienphuc
Con đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Vote_lcapCon đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Voting_barCon đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Vote_rcap 
lamchicoi123
Con đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Vote_lcapCon đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Voting_barCon đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Vote_rcap 
Patchfifaonline
Con đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Vote_lcapCon đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Voting_barCon đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Vote_rcap 
phongcach
Con đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Vote_lcapCon đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Voting_barCon đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Vote_rcap 
fizzty
Con đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Vote_lcapCon đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Voting_barCon đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Vote_rcap 
hiepsiaotrang
Con đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Vote_lcapCon đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Voting_barCon đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Vote_rcap 
kjntoro
Con đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Vote_lcapCon đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Voting_barCon đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Vote_rcap 
Top posting users this week
No user
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Admin
IT Minh Hà
Diễn Đàn IT
http://cntt08.forum-viet.net
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Keywords
lien cach động nhat fifa NANG hack hồng HUONG kiếm Phiển tinh bach thuong NGUYEN trồng phong plugin thúy HANG Chính auto VLBS NHIEM phap LUYEN

 

 Con đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011)

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 1155
Thành Tích : 3811
Thanks : 3
Join date : 01/10/2010

Con đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) Empty
Bài gửiTiêu đề: Con đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011)   Con đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011) EmptySun Sep 25, 2011 8:58 pm

Nhân kỷ niệm 50 năm mở đường Hồ Chí Minh trên biển
(23/10/1961-23/10/2011), Cổng Thông tin điện tử tỉnh Cà Mau xin giới
thiệu một số tư liệu chủ yếu về “con đường huyền thoại”:


Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trong kháng chiến là địa bàn của Khu 8 và
Khu 9 cũ, nằm ở vị trí cuối cùng phía Nam của Tổ quốc, xa Trung ương,
xa sự chi viện của hậu phương miền Bắc. Xuất phát từ đặc điểm vị trí
chiến trường, trong suốt 30 năm kháng chiến (1945 - 1975), đặc biệt là
trong kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), quân và dân ĐBSCL luôn phát
huy tính chủ động, sáng tạo và tinh thần tự lực tự cường trong chỉ đạo
và thực hành chiến tranh nhân dân tại địa phương. Từ đó, tạo nên nét
đặc sắc, mang tính đặc thù của chiến trường đồng bằng nhiều sông rạch.
Một trong những nét đặc sắc đó là việc bảo đảm giao thông vận tải
(GTVT), tổ chức tiếp nhận, vận chuyển vũ khí, hàng quân sự và lực lượng
của trên chi viện trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, sau hiệp định Giơ-ne-vơ (tháng 7
năm 1954), ở miền Nam Việt Nam những năm 1954 - 1959, ta đã tiến hành
đấu tranh chính trị buộc địch thi hành hiệp định, đòi hiệp thương tổng
tuyển cử thống nhất đất nước. Trong khi đó địch lại ra sức củng cố, xây
dựng chính quyền tay sai, thẳng tay đàn áp lực lượng cách mạng và phong
trào của quần chúng. Địch tăng cường khủng bố, bắt bớ giam cầm, bắn
giết cán bộ, đảng viên, những người kháng chiến với nhiều hình thức dã
man để uy hiếp tinh thần nhân dân.

Giữa lúc phong trào cách mạng của nhân dân miền Nam đang đứng trước
những thử thách ác liệt và đang trên đà củng cố thế và lực, một số địa
phương đã tổ chức lực lượng vũ trang (LLVT), nhân dân trong tư thế sẵn
sàng nổi dậy, thì đầu tháng 5 năm 1959, văn bản chính thức Nghị quyết
15 được thông qua. Đây là một Nghị quyết lịch sử, là bước ngoặt quan
trọng trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam. Nghị quyết
đã đáp ứng được nguyện vọng bức thiết của cán bộ đảng viên và đông đảo
quần chúng cách mạng, tạo nên sự chuyển biến căn bản của phong tráo
cách mạng ở miền Nam.

Theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, tháng 5 năm 1959, Tổng Quân ủy quyết
định thành lập “Phòng nghiên cứu công tác chi viện miền Nam”, nghiên
cứu mở đường vận tải trên bộ để đưa lực lượng và vũ khí chi viện cho
miền Nam. Tháng 7 năm 1959, Tổng Quân ủy quyết định tổ chức đường vận
tải trên biển. Đây là những nhiệm vụ lớn đầu tiên, có ý nghĩa chiến
lược đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ
quốc của nhân dân ta.

Ngày 19/5/1959, Đoàn vận tải Quân sự 559 chính thức được thành lập.
Biên chế ban đầu của Đoàn 559 có 500 cán bộ, chiến sỹ quê ở miền Nam
tập kết ra Bắc được tuyển chọn thành lập Tiểu đoàn 301 vận tải đường bộ
làm nòng cốt, khai phá mở đường chiến lược Trường Sơn.

Đường vận tải chiến lược dọc Trường Sơn chưa thể đến được chiến trường
Nam bộ, Bộ Chính trị quyết định mở đường vận tải chiến lược trên biển
để nhanh chóng vận chuyển vũ khí, trang bị vào chi viện cho chiến
trường miền Nam. Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy đã
tuyển chọn một số cán bộ, chiến sỹ có kinh nghiệm đi biển ở các đơn vị
miền Nam tập kết, thành lập Tiểu đoàn 603 vận tải đường biển.

Sau khi hoàn tất mọi công tác chuẩn bị, đêm 27/01/1960, Tiểu đoàn nhận
chở 10 tấn vũ khí rời bến sông Gianh, ra biển hướng về Nam. Đến vùng
biển Trung bộ gặp bão lớn, tàu chìm, vũ khí mất, anh em thủy thủ trôi
dạt vào bờ, bị địch bắt. Chuyến chở hàng chi viện cho miền Nam bằng
đường biển không thành. Tổng Quân ủy quyết định tạm dừng vận tải biển
để rút kinh nghiệm và tìm phương thức mới.

Nhận thấy về lâu dài, đường vận tải biển là một hướng chiến lược quan
trọng, Tổng Quân ủy đề xuất Bộ Chính trị chỉ đạo các tỉnh Nam bộ tổ
chức tàu thuyền ra Bắc, vừa thăm dò mở đường, vừa nghiên cứu tình hình
địch, phương tiện vận chuyển và nếu có điều kiện thì chở vũ khí về Nam.
Theo sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Trung ương Cục miền Nam giao nhiệm vụ
cho các tỉnh ven biển ĐBSCL nghiên cứu, nắm tình hình hoạt động của
địch trên biển, tổ chức tàu thuyền và cử cán bộ đi bằng đường biển ra
ngoài Bắc báo cáo với Bộ Chính trị về khả năng mở đường vận tải trên
biển.

Việc mở đường ra Bắc xin vũ khí đã được quân và dân ĐBSCL tổ chức thực
hiện ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Trước tình hình khó khăn
về vũ khí, cuối tháng 3 năm 1946, Tỉnh ủy Bến Tre cử đồng chí Nguyễn
Thị Định vào phái đoàn ra miền Bắc báo cáo với Hồ Chủ tịch và Chính phủ
để xin vũ khí chi viện cho miền Nam. Trước lúc lên đường, điều quan
trọng nhất mà các đồng chí lãnh đạo ở Nam bộ dặn đi dặn lại là: Xin vũ
khí. Ra đến Hà Nội, đoàn được Bác Hồ và Chính phủ thăm hỏi, Bác hỏi về
tình hình nhân dân, bộ đội, về cuộc kháng chiến và những khó khăn thiếu
thốn của quân và dân Nam bộ.

Tháng 11 năm 1946, đồng chí Nguyễn Thị Định được giao nhiệm vụ trở về
Nam bằng đường biển, trên con thuyền mang theo 10 tấn vũ khí của miền
Bắc chi viện cho Nam bộ. 10 tấn vũ khí được đưa về xã Thạnh Phong
(Thạnh Phú - Bến Tre) an toàn. Số vũ khí đến tay người chiến sỹ trong
thời điểm này là vô cùng quý giá, góp phần nâng cao sức chiến đấu của
Bộ đội.
Tháng 01 năm 1947, Đoàn vận tải biển Nam bộ được thành lập. Chiến khu 8
thành lập Chi đội 14 bộ đội hàng hải Nam bộ do đồng chí Trần Tử Du trực
tiếp phụ trách. Chi đội 14 có 13 thuyền bưồm, hoạt động đường dài trên
biển, vận chuyển lương thực, thực phẩm ra miền Trung, miền Bắc, đồng
thời nhận vũ khí Trung ương chi viện cho miền Nam. Suốt cuộc kháng
chiến chống Pháp, Bộ đội Hàng hải Nam bộ có hàng chục chiếc tàu của hai
tỉnh Trà Vinh, Bến Tre xuôi ngược Nam Bắc, vận chuyển hàng trăm tấn vũ
khí của chiến trường Nam bộ. Đây là tiền đề, là kinh nghiệm để quân dân
ĐBSCL tiếp tục mở đường ra Bắc xin vũ khí, góp phần làm nên con đường
“Hồ Chí Minh trên biển” trong kháng chiến chống Mỹ.

Thực hiện nhiệm vụ của Trung ương Cục giao, tháng 6 năm 1961, các tỉnh
Bến Tre (Khu Cool, Trà Vinh và Cà Mau (Khu 9) đều tổ chức tàu vượt biển
ra miền Bắc. Tỉnh Cà Mau cử đồng chí Bông Văn Dĩa chỉ huy một tàu, xuất
phát ngày 01/8/1961, tại rạch Cá Mòi. Chuyến đi thuận lợi, ngày
07/8/1961, tàu ra đến miền Bắc. Tỉnh Trà Vinh cũng đưa một tàu do đồng
chí Hồ Văn In (Bảy Thắng) làm Thuyền trưởng, xuất phát ngày 03 tháng 8
năm 1961.

Sau khi nghe các đoàn từ Nam bộ vượt biên ra biển báo cáo, Bộ Chính trị
giao cho Ban thống nhất Trung ương và Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện
kế hoạch chi viện cho miền Nam bằng đường biển. Quân ủy Trung ương phân
công Trung tướng Trần Văn Trà, Tổng Tham mưu phó trực tiếp phụ trách
việc mở tuyến vận tải trên biển, trong đó xúc tiến việc thành lập Đoàn
vận tải thủy tiếp tế vũ khí bằng đường biển từ miền Bắc vào miền Nam.

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, ngày
23/10/1961, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 97/QĐ thành lập Đoàn 759 -
Đoàn vận tải quân sự đường biển đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng.
Đoàn 759 ra đời đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức vận tải chi
viện cho chiến trường miền Nam bằng đường biển (Đoàn 759 là tiền thân
của Lữ đoàn Hải quân 125 sau này).

Nắm được tầm chiến lược của con đường biển, tháng 4 năm 1962, Quân ủy
Trung ương ra quyết định tổ chức một tàu (trong số các tàu của Nam bộ
vượt biển ra Bắc cuối năm 1961) trở về Nam bằng đường biển để khảo sát
lại tuyến vận tải trên biển. Ngày 11/4/1962, tàu trinh sát gồm 6 đồng
chí, do đồng chí Bông Văn Dĩa làm thuyền trưởng rời bến Nhật Lệ (Quảng
Bình) trở về miền Nam (không chở vũ khí). Sau 7 ngày luồn lách trên
biển khảo sát tình hình, ngày 18/4/1962, tàu cặp bến Rạch Ráng thuộc xã
Tân Ân, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) an toàn.

Đội tàu báo cáo với Khu ủy Khu 9 những nội dung chỉ đạo của Trung ương
và Bộ Quốc phòng, trong đó có việc đề ra 3 phương án tổ chức xây dựng
bến bãi để tiếp nhận hàng là:

1. Chọn các đảo Thổ Chu, Phú Quốc, Nam Du, Hòn Ông, Hòn Bà ở vùng biển
Tây Nam để xây dựng các hầm cất giấu hàng; đồng thời tổ chức các đội
tàu tiếp tục chở hàng vào đất liền.

2. Chọn khu vực Hòn Chuối và cửa sông Bảy Háp làm chỗ sang hàng hoặc
thả hàng xuống biển. Lợi dụng khu vực này nhiều ngư dân đánh cá để trà
trộn nhằm bí mật vớt hàng lên rồi đưa vào bờ.

3. Lấy các cửa sông Khu vực Cà Mau làm nơi chuyển hàng vào. Song đây là
phương án dự phòng nếu 2 phương án trên đều không thực hiện được.

Sau khi nghe báo cáo tình hình và ý kiến chỉ đạo của Trung ương và Bộ
Quốc phòng, Khu ủy Khu 9 quyết định thành lập một đơn vị chuyên trách
“chỉ đạo công tác vận tải chiến lược đường biển”, lấy phiên hiệu là
HN75. HN75 có nhiệm vụ khảo sát toàn bộ vùng biển khu vực Cà Mau, xác
định bến bãi tiếp nhận hàng, báo cáo kết quả cho Khu ủy.

Khu ủy Khu 9 báo cáo kế hoạch trên về Trung ương Cục, đồng thời cử 2
tàu ra Bắc để báo cáo với Trung ương và Bộ Quốc phòng. Tàu do đồng chí
Phan Văn Nhờ (Tư Mau) phụ trách xuất phát ngày 24/7/1962 ra đến Đà nẵng
bị địch bắt giữ vào ngày 30 tháng 7. Tàu của đồng chí Bông Văn Dĩa xuất
phát ngày 26/7/1962, ra đến miền Bắc an toàn vào ngày 01/8/1962.

Toàn bộ kế hoạch của Khu ủy Khu 9 được đồng chí Bông Văn dĩa báo cáo
trực tiếp với các đồng chí: Lê Duẩn, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Vịnh, Hoàng
Văn Thái, Trần Văn Trà. Từ đó Trung ương quyết định mở đường chiến lược
trên biển. Từ đây bắt đầu xuất hiện những “con tàu không số” của Đoàn
759 vượt biển Đông, đưa vũ khí, phương tiện, lực lượng chi viện cho
chiến trường miền Nam, làm nên kỳ tích “Đường Hồ Chí Minh trên biển” có
một không hai trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

Đường Hồ Chí Minh trên biển đã góp sức rất to lớn vào thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta ở miền Nam. Đây là một chủ
trương rất kiên quyết, rất táo bạo của Trung ương Đảng mà đứng đầu là
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Lê Duẩn - Tổng Bí thư BCHTW Đảng.

Ngày 11 tháng 10 năm 1962, chiếc tàu mang phiên hiệu “Phương Đông 1” do
đồng chí Lê Văn Một làm thuyền trưởng và đồng chí Bông Văn Dĩa làm
Chính trị viên và 10 đồng chí khác, chở 30 tấn vũ khí rời bến Đồ Sơn
(Hải Phòng) mở đường vào Nam. Ngày 16 tháng 10 năm 1962, tàu cặp bến
Vàm Lũng (Cà Mau) an toàn. Đây là chuyến tàu đầu tiên của “Đoàn tàu
không số” khai thông tuyến vận tải chiến lược trên biển. Và Bến Vàm
Lũng (Cà Mau) đã đi vào lịch sử là bến đầu tiên, đón con tàu đầu tiên
của con đường huyền thoại - Đường Hồ Chí Minh trên biển. Tiếp theo
“Phương Đông 1” là các tàu Phương Đông 2, 3, 4 lần lượt cặp bến Cà Mau
an toàn.

Nhận được sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc, quân và dân miền Nam
nói chung và ĐBSCL nói riêng vô cùng phấn khởi. Từ đây, trang bị vũ
khí, khí tài quân sự và một số nhu cầu khác của chiến trường được giải
quyết một bước cơ bản. Yêu cầu về xây dựng và phát triển (LLVT) được
đáp ứng; hiệu suất chiến đấu của ba thứ quân được nâng cao và phong
trào du kích chiến tranh được phát triển mạnh mẽ. Đây là một nhân tố
quan trọng, góp phần làm nên những chiến thắng to lớn của quân và dân
miền Nam, đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - Nguỵ.

Khi tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ”, việc phong toả vùng biển
miền Nam của Hải quân Mỹ và Hải quân Nguỵ tăng lên gấp nhiều lần so với
trước. Trong năm 1996, Mỹ tổ chức thêm lực lượng đặc nhiệm 116 để ngăn
chặn hoạt động của Đoàn 125. Tiếp đó là lực lượng đặc nhiệm 117 ra đời
chủ yếu hoạt động khu vực Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre, nơi các tàu ta
thường ra vào. Ngoài khơi, hạm đội 7 của Mỹ tăng cường hoạt động, 40%
lực lượng Hạm đội 7 được huy động vào nhiệm vụ “ngăn chặn thâm nhập
bằng đường biển” từ miền Bắc vào miền Nam.

Bằng nhiều cách, tuyến vận tải đường biển vẫn vượt qua được sự kiểm
soát, ngăn chặn của kẻ thù, đưa vũ khí và hàng quân sự chi viện đắc lực
cho cách mạng miền Nam. Tính từ tháng 4 năm 1962 đến tháng 4 năm 1972,
Đoàn 125 đã tổ chức đi được 168 chuyến, trong đó có 6 chuyến trinh sát
mở đường; vận chuyển vào 19 bến của 9 tỉnh miền Nam, mà chủ yếu là các
tỉnh ĐBSCL; chuyển được 6.106 tấn vũ khí và hàng ngàn lượt cán bộ tăng
cường cho miền Nam.

Khi vũ khí, hàng quân sự và cán bộ từ miền Bắc chi viện bằng đường biển
vào đến chiến trường Nam Bộ, ngày 19 tháng 9 năm 1962, Trung ương Cục
miền Nam quyết định thành lập Đoàn 962 (biên chế tương sư đoàn). Đoàn
có nhiệm vụ xây dựng và mở rộng các bến tiếp nhận hàng dọc bờ biển, từ
Cà Mau đến Bà Rịa; đón nhận hàng của Đoàn 759 chuyển vào; tổ chức vận
chuyển đi các chiến trường theo kế hoạch phân phối của Trung ương…Đoàn
962 đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh
Miền; các bến trên địa bàn Khu 7, 8, 9 chịu sự lãnh đạo và chỉ huy của
Khu uỷ và Bộ Tư lệnh các QK.

Năm 1972, Bộ Tổng tham mưu chỉ thị kết thúc sự vận chuyển bằng tàu sắt
của Đoàn 125 đến các bến của Trung đoàn 962 để chuyển sang phương thức
vận chuyển mới: vận chuyển hợp pháp bằng tàu 2 đáy. Qua nghiên cứu vận
chuyển bằng xuồng, ghe 2 đáy trong nội địa QK, được sự chấp thuận của
Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh QK9 quyết định thành lập Đoàn 950 (sau gọi
là Đoàn 371). Đoàn 950 hoạt động theo phương thức hợp pháp (các tàu vận
chuyển), bất hợp pháp (các bến và kho). Lực lượng được điều động từ
những cán bộ, chiến sỹ ưu tú của Trung đoàn 962 và Đoàn 125; bến và kho
được Trung đoàn 962 giao lại những địa điểm tốt nhất, thuận lợi nhất.

Tính từ năm thành lập (tháng 9 năm 1962), đến ngày 30/4/1975, Đoàn 962
(sau là trung đoàn) và Đoàn 950 đã tự chuyển và nhận của Đoàn 125 tất
cả 7295 tấn vũ khí và hàng quân sự. Thành tích cụ thể là 4 lần mở đường
ra Bắc, cùng Đoàn 125 khai thông từ đường Hồ Chí Minh trên biển Đông;
huy động 51 lượt tàu (Đoàn 950) vận chuyển 750 tấn vũ khí và hàng quân
sự xuyên suốt biển Đông từ Bắc vào Nam theo phương thức tàu hai đáy; mở
bến và chiến đấu bảo vệ hệ thống bến bãi, kho hàng từ Bà Rịa đến Cà
Mau, đón nhận 124 chuyến tàu của Đoàn 125; bốc dỡ, cất giữ và vận
chuyển ra các chiến trường 6.545 tấn vũ khí, hàng quân sự; trực tiếp
đưa đón các đồng chí Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt từ Khu 9 ra Trung ương, từ
Trung ương về Khu 9 và hàng trăm cán bộ trung cao cấp khác.
Về Đầu Trang Go down
http://teen9x.forums-free.info
 
Con đường huyền thoại – Đường Hồ Chí Minh trên biển (22/09/2011)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Mua Cầu Thủ Huyền Thoại Đương đại = Vcoin ( FiFa Online2 )
» Hack Mua Cầu Thủ Huyền Thoại đương đại FiFa Online2
» Mua Cầu Thủ Huyền Thoại Đương đại = Vcoin . FiFa Online2
» Mua Cầu Thủ Huyền Thoại Đương đại = Vcoin ( FiFa Online2 )
» Hack Mua Cầu Thủ Huyền Thoại đương đại FiFa Online2

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum Đã Chuyễn Về http://haivip.info :: Tin Tức-
Chuyển đến